Nhắc đến BPM chúng ta sẽ nhắc đến ngay 1 chỉ số sức khỏe cực kỳ quan trọng của con người. Ấy vậy mà khi nói đến BPM thì phần lớn trong chúng ta chưa ai là hiểu thực sự về nó. Vậy BPM là gì? Ý nghĩa của chỉ số BPM trong điều trị và thăm khám bệnh bằng chỉ số điện tim?
Có rất nhiều bạn hiện nay còn bị lầm tưởng rằng nhịp tim và chỉ số huyết áp là cùng giống nhau. Tuy nhiên trên thực tế thì 2 chỉ số trên là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, bên cạnh đó cũng có những sự liên quan về mặt y học với nhau. Vậy TẠI SAO BPM lại quan trọng đến vậy? Những lưu ý và sự cần thiết khi phân tích chỉ số BPM? Tất cả hãy cùng Washima đi vào phần nội dung cụ thể dưới đây để hiểu hơn về nó nhé!
Định nghĩa chỉ số BPM là gì?
BPM cực kỳ quan trọng đối với mỗi cá nhân chúng ta không chỉ trong việc luyện tập thể dục thể thao mà còn cần thiết trong việc khám và điều trị các căn bệnh lâm sàng về tim. Hiểu được BPM bạn sẽ có thể biết cách kiểm soát và thăm khám tốt nhất về điện tim.
Định nghĩa
BPM là cụm từ viết tắt của Beats Per Minute, ở đây dịch ra có nghĩa đó là số nhịp tim trong mỗi 1 phút của con người.
Ví dụ như về chỉ số nhịp tim của bạn đang ở mức 72BPM thì có nghĩa là trong 1 phút tim bạn đập đến 72 lần. Chỉ số BPM thường sẽ xuất hiện khá nhiều trên các chỉ số xét nghiệm cận lâm sàng về tim khác nhau. Mặc dù thế thì chỉ số BPM vẫn không có nhiều ý nghĩa trong việc phản ánh sự co bóp đều đặn về hoạt động của tim mạch.
Trong một số trường hợp như bạn bị rối loạn nhịp tim thì chỉ số BPM được ghi nhận là ở mức giá trị trung bình trong suốt quá trình mà người bệnh được các bác sĩ thăm khám.
Chỉ số BPM ở 1 người bình thường là bao nhiêu?
Như đã nói trên thực tế BPM không phải là căn cứ khoa học chính xác để các sĩ chẩn đoán bệnh, tuy nhiên BPM lại được coi là 1 tiêu chuẩn giúp các bác sĩ nhận biết được các dấu hiệu bất thường xảy ra của sức khỏe con người.
Ở những người khỏe mạnh bình thường thì nhịp tim lý tưởng đó là từ 60 – 80 BPM (cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi). Khi trường hợp bạn đang hoạt động tần suất mạnh thì chỉ số BPM có thể dao động lên đến 100BPM. Thậm chí hơn thế nữa trong các trường hợp khác như: cơ thể của bạn phải lao lực mạnh, hoạt động chân tay cực độ thì chỉ số BPM có thể đạt mức từ 150 đến 200BPM.
Trường hợp mà chỉ số điện tim BPM lên quá cao sẽ khiến cho cơ thể của bạn gặp phải những vấn đề không tốt. Cụ thể khi BPM tăng lên quá cao báo hiệu bạn đang hoạt động, lao động ở quá mức. Đặc biệt khi BPM tăng quá cao cũng khiến cho hiệu quả bơm máu để nuôi cơ thể sẽ bị suy giảm đáng kể. Về lâu về dài nếu bạn không có biện pháp phát hiện và sửa đổi kịp thời sẽ có thể gây nên suy tim trầm trọng.
Chỉ số BPM bao nhiêu là nguy hiểm đến sức khỏe
Có một số biểu hiện cụ thể dưới đây cảnh báo rằng BPM của bạn đang có vấn đề và cần đi khám ngay lập tức:
- Nhịp tim đập quá nhanh và quá chậm. Nếu trong thời gian nghỉ ngơi không vận động mà nhịp tim của bạn dao động ở mức 40 nhịp/phút – 120 nhịp/phút thì bạn nên đến gặp các bác sĩ để kiểm tra hạn chế các tình trạng triệu chứng bệnh tim thất thường.
- Loạn nhịp bắt nguồn từ trong tâm thất hoặc tâm nhĩ.
Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim có thể phát hiện sớm để đề phòng như: rối loạn tâm lý, rối loạn nhịp tim, lao động quá , sử dụng chất kích thích quá độ,… Hoặc bên cạnh đó cũng có những trường hợp rối loạn BPM do các bệnh về tim như: thiếu máu cơ tim, hở van tim, các bệnh về van tim, tăng huyết áp, béo phì, cường giáp, viêm phổi cấp mãn tính,…
Chính vì điều này cho nên nếu có bất cứ 1 chút triệu chứng nào báo hiệu BPM không ổn định thì ngay lập tức nên đến các trung tâm, bệnh viên nơi khám chữa bệnh uy tín về tim để khám chữa và có liệu pháp điều trị bệnh về BPM kịp thời.
Bảng chỉ số nhịp tim của nam và nữ (Ở người bình thường)
ĐỘ TUỔI | NHỊP TIM BÌNH THƯỜNG CỦA NAM | NHỊP TIM BÌNH THƯỜNG CỦA NỮ |
< 1 | 102-155 | 104 – 156 |
1 | 95-137 | 95- 139 |
2-3 | 85-124 | 88 – 125 |
4-5 | 74-112 | 76-117 |
6-8 | 66-105 | 69-106 |
9-11 | 61-97 | 66-103 |
12-15 | 57-97 | 60-99 |
16-19 | 52-92 | 58-99 |
20-39 | 52-89 | 57-95 |
40-59 | 52-90 | 56-92 |
60-79 | 50-91 | 56-92 |
> 80 | 51-94 | 56-93 |
ĐỌC THÊM BÀI VIẾT:
- PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU, THƯ GIÃN CHO XƯƠNG CỘT SỐNG LƯNG
- MINDFULNESS LÀ GÌ? LỢI ÍCH TUYỆT VỜI MÀ MINDFULLNESS MANG LẠI CHO SỨC KHỎE
Phân biệt giữa nhịp tim và chỉ số huyết áp
Có rất nhiều người đến giờ vẫn không nắm rõ được bản chất của chỉ số BPM là gì? Có những người còn bị lầm tưởng rằng chỉ số tim và chỉ số huyết là 1. Trên việc khám nghiệm y học thực tế thì nhịp tim và huyết áp là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vậy chúng khác nhau như thế nào và 2 khái niệm này có liên quan gì đến điện tim BPM? Cùng khám phá tiếp nội dung dưới đây để hiểu hơn nhé!
Huyết áp
- Huyết áp bản chất là lực tác động của máu lên thành động mạch khi tim bơm máu hỗ trợ cho hệ tuần hoàn.
- Đơn vị đo huyết áp hiện nay đó là: mmHg (milimet thủy ngân).
- Chỉ số huyết áp bao gồm 2 chỉ số phụ đó là huyết áp tâm thu (áp lực khi tim co bóp tống máu và các động mạch) và huyết áp tâm trương (là áp lực khi tim giãn, nghỉ giữa các nhịp đập).
- GIá chỉ chuẩn: 120/80 mmHg
Nhịp tim
- Nhịp tim là đơn vị đo cho số lần tim đập mỗi phút.
- Đơn vị đo là số nhịp tim trên phút (beats per minute – BPM)
- Bao gồm 1 chỉ số duy nhất đại diện cho số lần tim đập mỗi phút.
- Giá trị chuẩn: 60 – 100BPM
Sự liên quan giữa nhịp tim và huyết áp
Để rõ hơn về sự khác biệt cũng như tương quan giữa nhịp tim và huyết áp thì xin mời bạn đọc hãy khám phá phần nội dung ngay sau đây:
Hai chỉ số này không có gì liên quan đến nhau
Cần nhấn mạnh rõ ràng rằng nhịp tim và huyết áp là hai chỉ số không có mối liên hệ nào đến nhau cả. Chính vì thế cho nên việc đo nhịp tim của 1 người không thể nắm rõ được huyết áp của người đó là cao hay thấp. Còn đối với những người bị huyết áp cao thì đo nhịp tim sẽ không là cách thay thế được việc đo huyết áp.
Đồng thời chúng ta có thể kết luận rằng đó là nhịp tim không có nghĩa là huyết áp tăng và ngược lại cũng như thế. Nếu như 1 trong hai chỉ số trên có sự bất thường thì bạn nên tiến hành thăm khám ở bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Ví dụ nếu như bạn có huyết áp bình thường nhưng nhịp tim lại ở mức cao thì bạn cần phải tìm gặp ngay bác sĩ chuyên khoa bệnh tim mạch để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.
Không thay thế cách đo nhịp tim áp dụng cho người bị huyết áp cao
Đối với những người đang có tiền sử về căn bệnh rối loạn nhịp tim thì vẫn có thể huyết áp ở mức bình thường. Tuy nhiên không có lẽ rằng nhịp tim của họ vẫn ổn định. Do đó để hạn chế những sai xót và nhầm lẫn thì tuyệt nhiên nhịp tim và huyết áp cần được đo độc lập và tách biệt.
Mỗi chỉ số riêng sẽ đều nói lên được tình trạng sức khỏe khác nhau của mỗi người.
Xác định BPM lúc nghỉ ngơi là yếu tố quan trọng giúp xác định được tình trạng sức khỏe của bạn
Thông số cơ bản lúc nhịp tim nghỉ ngơi (Resting Heart Rate – RHR) cùng với huyết áp và mật độ Cholesterol có thể giúp bạn xác định được các vấn đề về sức khỏe đang tiềm ẩn bên trong cơ thể của bạn, đồng thời nó cũng là căn cứ đánh giá chính xác nhất sức khỏe tim mạch của bạn ở hiện tại.
Theo một nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng khi nhịp tim được nghỉ ngơi gần đỉnh từ 60 – 100 thì có thể khiến bạn bị mắc các căn bệnh về tim mạch và thậm chí sẽ là tử vong. Một nghiên cứu vào năm 2013 trên tạp chí Heart đã theo dõi tình trạng sức khỏe bênh tim của hơn 3000 người đàn ông trong vòng 16 năm. Các nhà nghiên cứu đã chẩn đoán ra rằng:” những ai càng có HRH cao thì tình trạng thể lực càng thấp và huyết áp sẽ cao hơn rất nhiều”. Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra 1 bí mật đó là nhịp tim trong trạng thái nghỉ ngơi của 1 người ở mức cao thì nguy cơ tử vong cũng vô cùng cao.
Do đó nên việc kiểm tra nhịp tim định kỳ, nhất là vào lúc tim bạn nghỉ ngơi rất quan trọng. Các bác sĩ tim mạch cũng khuyên bạn nên thăm khám nhịp tim khi nghỉ ngơi vài lần vào mỗi tuần ở các thời điểm khác nhau trong ngày. BPM có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố như: sự căng thẳng, sự lo lắng, hormone hay do việc sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm hay thuốc cao huyết áp.
Khi nào bạn mới cần tiến hành đo chỉ số BPM?
Khi bạn đi khám sức khỏe tim mạch hoặc tổng thể định kỳ thì bạn cũng sẽ được đo chỉ số BPM. Đặc biệt, bạn cũng có thể chỉ cần kiểm tra chỉ số BPM trong các trường hợp bắt buộc đo như:
- Trường hợp bạn cảm thấy nhịp tim đập đột ngột tăng cao, trong người luôn cảm thấy bất an, hoặc bạn cũng có thể bị tình trạng chóng mặt, ngực như có đánh trống, bị lo lắng, stress dẫn đến ngất đi vì kiệt sức.
- Nhịp độ tim đập loạn nhịp không rõ ràng, kèm theo đó là các tình trạng đau tức ở vùng ngực, bị khó thở và đau đớn ở cổ, cánh tay hay vùng lưng.
- Nếu như nhịp tim của bạn chuẩn nhưng khi bạn uống phải 1 loại thuốc nào đó để hỗ trợ điều trị bệnh thì tự dưng cảm thấy tim mình đột ngột bị loạn nhịp.
- Một số trường hợp khác bị mắc hội chứng rối loạn nhịp tim thì thường sẽ đi kèm với 1 số dấu hiệu sức khỏe khác thường như là: thường xuyên bị mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng, cơ thể rệu rã thiếu sức sống, đau đầu, mồ hôi thường xuyên vã ra,…
Cần khắc phục như thế nào khi chỉ số BPM tăng lên quá mức
Để ngăn chặn các tình huống xấu rủi ro có thể xảy ra khi chỉ số BPM tăng lên quá cao gây 1 số biến chứng nguy hiểm đến tim mạch, thì để giảm thiểu được BPM tăng lên cao đột ngột thì bạn cần thực hiện các biện pháp của Washima ngay đưới đây:
- Hít thở thật sâu: Ngay trong lúc bạn cảm thấy nhịp tim mình đập nhanh, bạn hãy hít vào 1 hơi thật sâu (thời gian hít vào đẹp nhất là kéo dài từ 5 – 8 giây rồi bắt đầu nín lại trong 3 – 5 giây, sau đó thì thở từ từ ra trong 5 – 8 giây). Biện pháp này là cách nhanh chóng nhất để làm giảm đi hệ số BPM đang tăng cao đột ngột.
- Nghiệm pháp Valsalva: Đây được cho là biên pháp tác động mạnh nhất vào dây thần kinh phế vị, đồng thời cũng tham gia trực tiếp vào quá trình điều khiển nhịp tim. Cách thức thực hiện cũng không quá khó như sau: Trong lúc bạn cảm thấy nhịp tim của mình tăng nhanh thì hãy hít 1 hơi thật sâu sao cho vùng cơ bụng được căng hết mức. Sau đó giữ nguyên trạng thái này trong vòng 5 giây, sau đó thở ra từ từ thật chậm rãi. Để có thể đạt được hiệu quả cao nhất thì lời khuyên là bạn nên thực hiện thường xuyên biện pháp này hàng ngày.
- Ho mạnh: Ho mạnh là cách làm khá đơn giản giúp khắc phục được chỉ số BPM đang tăng cao đột ngột. Cách làm này sẽ mang lại hiệu quả ngay lập tức nếu bạn làm đúng cách. Ho mạnh sẽ giúp tác động lên thành lồng ngực 1 áp lực riêng, tim của bạn sẽ ngay lập tức đập chậm lại.
- Massage xoang động mạch cảnh (hay động mạch lớn trên cổ): Cách thực hiện đó là bạn hãy đặt các đầu ngón tay lên phần động mạch lớn trên cổ và massage 1 cách từ từ và nhẹ nhàng. Cách làm này sẽ kích thích các dây thần kinh phế vị nằm ngay sát động mạch cảnh giúp làm nhịp tim giảm nhanh.
- Sử dụng nước lạnh dội lên vùng mặt gây cảm giác kích thích đột ngột
Để có thể có thêm những cách làm khoa học hiệu quả khác như việc: sử dụng các loại thảo dược, thuốc có tác dụng ổn định nhịp tim, cấy máy khử rung tim, đốt điện tim, phẫu thuật,.v.vv..
Tuy nhiên để an toàn và đảm bảo nhất cho sức khỏe của cá nhân bạn thì bạn nên đến các trung tâm Y học để nhờ vào sư chẩn đoán, thăm khám, phẫu thuật từ đội ngũ Y bác sĩ có chuyên môn.
ĐỌC THÊM:
- 1 BÁT CƠM BAO NHIÊU CALO? CÁCH ĂN CƠM KHOA HỌC ĐỂ GIẢM CÂN
- [SỐC] HUYỆT DŨNG TUYỀN VÀ TÁC DỤNG THẦN KỲ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ
Một số biện pháp là giảm thông số nhịp tim trong lúc nghỉ ngơi RHR
Dưới đây là 2 cách làm phổ biến và đem lại hiệu quả cao nhất cho bạn để làm giảm được thông số nhịp tim trong lúc RHR:
Giảm Cholesterol
Bạn hãy trao đổi với bác sĩ tư vấn mình nếu nhịp tim của bạn lúc nghỉ ngơi của bạn luôn ở mức cao. Có khá nhiều cách để hạ nhịp tim của bạn xuống mức an toàn, cách nhanh nhất và khoa học nhất đó là giảm lượng Cholesterol trong cơ thể của bạn.
Mức Cholesterol cao sẽ khiến cho lưu lượng máu khi đi qua hệ thống động mạch sẽ bị hạn chế lại. Bên cạnh đó Cholesterol khi đi qua động mạch còn có khả năng làm hư hỏng hệ thống mạch máu, khiến cho tim bạn đập không kiểm soát và cực kỳ nguy hiểm đối với người già.
Luyện tập thể dục thể thao điều độ thường xuyên
Có 1 cách làm rất hiệu quả mà bất cứ một căn bệnh nào hay một triệu chứng nào cũng nên áp dụng để phòng & chữa trị. Đó là thói quen luyện tập thể dục thể thao điều độ. 1 vài bài tập nhỏ cũng rất phù hợp để cải thiện sức khỏe cho trái tim của mình. Mặc khác 1 nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, nếu luyện tập Aerobic với cường độ cao trong vòng 1 tuần thì sẽ giúp làm giảm RHR cực hiệu quả so với tập ở cường độ thấp.
Đời sống hiện đại, công nghệ chăm sóc sức khoe cũng có phần lên cao. Hàng loạt những dòng ghế massage, máy massage cao cấp cũng ra đời nhằm chăm sóc tối đa sức khỏe và tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng. Các dòng ghế massage của Washima được thiết kế nhiều kiểu dáng và mức giá dao động từ 10 triệu cho đến loại cao cấp 80 triệu với đầy đủ các công nghệ chăm sóc tiên tiến nhất, hiện đại nhất sẵn sàng phục vụ quý khách ở khắp mọi nơi tại Việt Nam.
Ghế massage có khả năng kiểm soát được tình trạng sức khỏe của người sử dụng, đồng thời với các động tác: đấm, xoa, bóp, massage vùng cổ vai gáy và Shiatsu cực kỳ có hiệu quả trong việc làm giảm nhức đau mỏi cơ thể và tái tạo sức sống cho người bị bệnh về xương khớp lâu năm.
Tổng kết
Như vậy Washima đã đi vào phân tích cho bạn về BPM là gì? Các chỉ số đánh giá về điện tim, ý nghĩa của BPM trong việc khám và điều trị điện tim. Cách khắc phục được các vấn đề liên quan đến việc BPM tăng nhanh,…Lời cuối cùng xin được trân thành cảm ơn đến quý khách hàng đã quan tâm và chia sẻ đến bài viết của chúng tôi! Chúc quý khách hàng luôn luôn hạnh phúc và luôn làm việc vui vẻ.