Bạn trải qua một cú sốc, một sự kiện sang chấn tâm lý làm đảo lộn cả cuộc sống sinh hoạt của mình. Bế tắc và rối loạn dẫn đến tình trạng căng thẳng và stress trầm trọng, chính vì bạn cứ nghĩ đó chỉ là stress bình thường rồi sống chìm đắm trong nó tự bao giờ. Cuối cùng thì tự mình làm cho mình mắc phải 1 căn bệnh tinh thần đó là PTSD. PTSD được cho là một căn bệnh tinh thần vô cùng khó nắm bắt vì nó thường phát triển nằm sâu bên trong tâm thức của mỗi con người chúng ta! Vậy PTSD là gì? PTSD có thực sự nguy hiểm đến sức khỏe, tinh thần và tính mạng của bạn không? Xin mời bạn cùng WASHIMA ngay tại nội dung dưới đây nhé!
PTSD là gì? Nguyên nhân, biểu hiện của PTSD
Được cho là một căn bệnh đáng báo động trong thế kỷ số hiện đại ngày nay, khi mà con người đang phải chịu đựng khá nhiều những áp lực và stress. PTSD là một căn bệnh tinh thần khá phổ biến, nó ẩn hiện bên trong xã hội Việt Nam dưới nhiều hình thái và trạng huống khác nhau, khi thì rõ rệt khi thì bộc phát và không rõ ràng.
PTSD ảnh hưởng rất rất nhiều đến đời sống tình cảm cũng như các vấn đề về đời sống vật chất và sinh hoạt. Đối với những người thường xuyên phải đối mặt với các áp lực cũng như một vài sang chấn tinh thần trong cuộc sống thì nên là những người hiểu rõ về căn bệnh PTSD này để có thể có được cái nhìn toàn diện nhất, khoa học nhất về PTSD.
Và dưới đây sẽ là phần phân tích chi tiết về PTSD cho bạn tham khảo ngay nhé!
1. Về căn bệnh hội chứng PTSD (hậu sang chấn tâm lý)
PTSD là cụm từ viết tắt của cụm từ Posttraumatic Stress Disorder, cụm từ này có nghĩa là chỉ một hội chứng rối loạn căng thẳng, stress hậu sang chấn tâm lý hoặc do một sang chấn tâm lý bất ngờ nào đó gây ra cho bạn trong cuộc sống.
Đa số các bệnh nhân mắc phải căn bệnh này đều đã phải trải qua những chuỗi ngày kinh hoàng, những cú sốc bất ngờ và những sang chấn dư âm sau một sự kiện đầy thương tâm nào đó. Người mắc hội chứng PTSD khi phát bệnh thường sẽ có những phản ứng điển hình như sốc, tức giận, sợ hoặc có thể là sẽ cảm thấy tội lỗi.
Các sang chấn trong cuộc sống này sẽ tác động gần như trực tiếp vào tâm lý nội tâm của người bệnh, bắt đầu từ những sang chấn cực lớn tác động mạnh đến ý thức của người bệnh, có những trường hợp người bị mắc PTSD không còn ý thức phản vệ và ý thức về hành động dẫn đến các hành động thương tâm như hành hạ thể xác của chính mình, tấn công tình dục hoặc có thể gây ra các hành động giết người tự sát.
Đối với 1 số cá nhân người mắc căn bệnh hội chứng PTSD thì có thể bệnh sẽ chấm dứt nhanh hơn theo thời gian và sẽ không để lại bất cứ di chứng hay triệu chứng nào, nhưng tuy nhiên đối với 1 số trường hợp nặng khác không có được các phác đồ điều trị rõ ràng thì căn bệnh sẽ có thể kéo dài dai dẳng và đồng thời không thể chữa trị một cách dứt điểm được.
2. Nguyên nhân chính gây nên căn bệnh PTSD
Căn bệnh rối loạn Stress hậu sang chấn PTSD được biết đến như là một hậu quả để lại sau một quãng thời gian đen tối và đầy những bi ai, đau khổ tột cùng. Những di chứng sau đó chính là cả một sự ảnh hưởng tâm lý cực kỳ nặng nề và nhiều nghiêm trọng đến với người bị bệnh.
Thời ngày xưa khi mà đất nước còn đang trong binh ngũ, có rất nhiều các chiến sĩ, những binh sĩ bị mắc phải hội chứng bệnh PTSD, nhất là những binh sĩ sau khi giải ngũ. Lí là bởi họ đi ra từ những ngày mưa bom bão đạn, chứng kiến đủ các đau thương, thống khổ tột độ và hơn cả là những tội ác mà chiến tranh phi nghĩa để lại, nó hằn sâu trong tâm thức của họ cho đến tận khi chiến tranh kết thúc, đất nước hòa bình độc lập trở lại.
Trải qua thời kỳ chiến tranh, căn bệnh hội chứng PTSD đến với con người hiện đại thông qua những khía cạnh khá là khác, nguồn cơn chủ đạo làm phát sinh căn bệnh này đó là đến từ những vấn đề cố hữu trong cuộc sống hàng ngày. Những biến cố về tai nạn, những sự hi sinh và mất mát trong các đợt bão lũ, và hơn hết là những trận thiên tai xảy ra ngay trong chính gia đình, cộng đồng của con người.
PTSD cũng được hội Y học trên thế giới công nhận về các đặc điểm di truyền khác như: yếu tố di truyền về sức khỏe tâm thần chung, cách mà não bộ của con người tiếp nhận và phản ứng một vấn đề và kiểm soát nó hoặc tính khí nó như thế nào. Tất cả các thái trạng đều là những dẫn chứng sắc nét đánh giá tình trạng bệnh của bệnh nhân khi có dấu hiệu của PTSD.
3. Các biểu hiện chính của PTSD
Bất cứ một căn bệnh nào cũng có những biểu hiện phản ứng riêng và PTSD cũng thế, nếu như bạn đã mắc 1 vài biểu hiện của triệu chứng PTSD trong 1 khoảng thời gian nhất định thì chính xác là bạn đã và đang dần bị PTSD xâm lấn và chiếm ngự trong người tự lúc nào rồi đó. Một lần nữa WASHIMA xin được nhấn mạnh vào cụm từ PTSD đó là: triệu chứng rối loạn Stress sau sang chấn.
VÀ dưới đây chúng tôi sẽ đi vào phân tích về các biểu hiện liên quan chính đến căn bệnh hội chứng PTSD:
- Sự tái trải nghiệm – biểu hiện của vấn đề sang chấn tâm lý PTSD
Cơn hồi tưởng về quá khứ chính là một trong những biểu hiện chính của căn bệnh PTSD. Khi người ta mắc bệnh thì các vấn đề về rối loạn cũng như là các sang chấn sẽ bị ảo giác, ác mộng cũng như là sự hồi tưởng về những sự kiện và khoảng thời gian khủng hoảng nhất. Đi kèm với những cơn khủng hoảng tột độ về đó là những cảm giác khủng hoảng tột độ mà người bị bệnh sẽ phải trải qua. Hoặc có những người chỉ cần nhìn thấy những món đồ vật có liên quan đến các sự kiện tồi tệ thì cũng có thể bị ảnh hưởng rất nhiều.
- Sự nhắc nhớ là biểu hiện chính của sang chấn tâm lý PTSD
Đối với những người chịu sự ảnh hưởng của PTSD thì thông thường sẽ có một lối sống tách biệt riêng ra khỏi gia đình của mình hoặc ngay cả trong những mối quan hệ xã hội cũng thế, chính bởi do lo sợ đến những địa điểm nhắc nhớ tạo ra các sang chấn mạnh đến tính cách, lời nói và trong mọi tình huống hàng ngày.
Người bị bệnh PTSD thường sẽ không còn cảm giác thú vị, các cảm xúc tự nhiên cũng dần biến mất và không còn được rõ ràng như một người có cảm xúc bình thường.
- Luôn cảm thấy bồn chồn cũng như cảnh giác hơn đối với mọi việc trong cuộc sống
Khi một người bị vấn đề về sang chấn tâm lý PTSD, khi họ phải đối mặt với những tình huống nào đó trong cuộc sống thì thường những người bị PTSD thường khá nhạy cảm và luôn có những suy nghĩ mang tính tiêu cực. Cảm xúc thường bị ảnh hưởng khá nhiều bởi các tác nhân từ cuộc sống, thường thì họ sẽ tỏ ra cáu gắt, không thể tập trung được và không có được giấc ngủ ngon như mong muốn. Và từ đó sức khỏe về cả vật chất và tinh thần cũng bị ảnh hưởng rất lớn.
Vấn đề nữa đó là người mắc bệnh PTSD sẽ có sức khỏe không được như người bình thường, những biểu hiện của các chứng bệnh như: tăng huyết áp, thở nhanh, buồn nôn và cảm giác tiêu chảy.
Những phương pháp điều trị và phòng ngừa căn bệnh PTSD
Theo như các Y Bác Sĩ đầu ngành cho hay nếu như một người bị căn bệnh PTSD, thì trong vòng khoảng 1 tháng khi đã có dấu hiệu của căn bệnh PTSD thì người bệnh nên tìm đến ngay các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành về điều trị chứng rối loạn tâm lý để có thể nhận biết được rõ mức độ và tình trạng bệnh. Ở tại Việt Nam hiện nay mặc dù chưa có bất cứ một hình thức xét nghiệm cũng như là hình thức chẩn đoán nào chính xác được tình trạng sức khỏe của người bị bệnh PTSD.
Tuy nhiên nếu như các triệu chứng bệnh như trên mà kéo dài thì bạn có thể tìm đến ngay các chuyên gia tâm lý chẩn đoán, điều trị bệnh tâm thần để thăm khám.
1. Thuốc điều trị bệnh PTSD
Một trong những loại thuốc chính mà có thể giúp bạn chống và làm thuyên giảm được những triệu chứng trầm cảm chính là việc sử dụng thuốc chống trầm cảm. Loại thuốc chống trầm cảm này cũng có thể hỗ trợ cải thiện được chất lượng giấc ngủ cũng như là giúp bạn có được một giấc ngủ tập trung hơn, sự tập trung và tỉnh táo chính là một liều thuốc vàng giúp cho bạn trở nên tập trung và kiểm soát tốt hơn những đợt tái phát sau của căn bệnh sang chấn tâm lý – PTSD.
2. Tâm lý trị liệu để điều trị căn bệnh PTSD
Các liệu pháp tâm lý trị liệu được các chuyên gia khuyên là có tác dụng sâu và chính yếu nhất đối với những ai đang trong quá trình điều trị căn bệnh PTSD. Các liệu pháp tâm lý trị liệu mà bạn có thể áp dụng đó là:
- Mắt chuyển động: Những đối tượng bị bệnh PTSD sẽ được tiếp xúc trực tiếp với những hướng dẫn chuyển động của mắt, các chuyển động trị bệnh này có tác động và vai trò chính đó là làm cải thiện cũng như gia tăng khả năng xử lý các ký ức đau thương của người bệnh. Đồng thời giúp cải thiện nhận thức về những ký ức đau thương đó, sau đó chuyển hóa nó thành những dạng nhận thức tốt
- Hành vi nhận thức: các biện pháp chữa trị này sẽ giúp cho người bệnh củng cố lại được niềm tin cũng như là thay đổi được các suy nghĩ tiêu cực thành tích cực hơn.
- Nhận thức: Người bị bệnh PTSD sẽ được trao đổi và nói chuyện để có thể thay đổi được suy nghĩ, những hành động mang tính tiêu cực và tự hủy hoại bản thân.
Chế độ sinh hoạt cần thiết và quan trọng nhất mà người bị PTSD cần áp dụng
- Đầu tiên người bệnh nên áp dụng và tuân thủ những yêu cầu của bác sĩ: hãy cố gắng kiên nhẫn thực hiện những yêu cầu chính của các bác sĩ, làm được điều này căn bệnh PTSD của bạn sẽ được cải thiện lên rất nhiều.
- Tập thể dục và rèn luyện thường xuyên: Rèn luyện thể lực cũng như rèn luyện trí lực vậy, bạn nên biết cách áp dụng những bài tập thể dục thể thao đơn giản như chạy bộ, đi xe đạp tại chỗ. Các hoạt động thể dục thể thao theo các chuyên gia khuyên bạn đó là nó có tác dụng khá tốt trong việc kích thích sự hưng phấn của não bộ, từ đó não bộ sẽ tiết ra cho bạn những hoạt chất có lợi góp phần làm giảm đi các tình trạng căng thẳng cực kỳ hiệu quả.
- Ngủ đủ giấc: Một giấc ngủ đủ chất lượng sẽ giúp cho bạn có thể làm tăng thêm năng suất cũng như là làm việc được hiệu quả hơn. Đối với những người mắc căn bệnh PTSD thì vấn đề lớn nhất ở đây đó chính là một giấc ngủ đủ sẽ giúp cho bạn tránh đi được sự suy nhược cơ thể quá mức dẫn đến nhiều các căn bệnh khác. Vậy nên 1 giấc ngủ khoa học và đủ giấc chính là một liều tiên dược giúp bạn vượt qua tất cả mọi loại bệnh tật.
ĐỌC THÊM:
- ĂN BƠ CÓ BÉO KHÔNG? 5 CÁCH GIẢM CÂN CÙNG VỚI SINH TỐ BƠ
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ KHẮC PHỤC CÁCH LƯU THÔNG MÁU LÊN NÃO
Những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng tốt cho não bộ nhất cải thiện cực tốt đối với những ai bị PTSD
- Bơ: Bơ là 1 loại quả có tác dụng rất tốt giúp cho bạn có thể cải thiện được sức khỏe và giúp cho mạch máu của bạn có thể tự do lưu thông và lưu chuyển dễ dàng lên đến não được, nhờ đó tình trạng mắc các hội chứng stress hay PTSD sẽ giảm đi một cách đáng kể.
- Việt quất: Là một loại trái cây có hàm lượng Axit Galic cực kỳ cao, Axit Galic chính là một chất giúp bạn cải thiện được các vấn đề về stress cho não bộ. Bên cạnh đó quả Việt quất còn giàu các chất chống Oxy hóa giúp chống lại các tế bào não chống độc tố, phòng ngừa các bệnh PTSD cực kỳ hiệu quả.
- Bông cải xanh: Trong bông cải xanh có chứa một hàm lượng các chất dinh dưỡng Vitamin K rất cao sẽ giúp hỗ trợ bạn trong việc cải thiện các chức năng của não bộ, tăng cường khả năng xử lý cho não bộ của mình được tốt hơn.
- Rau cải: Thành phần rau cải chứa một hàm lượng chất xơ và Vitamin khá cao, các chất này có thể hỗ trợ bạn chống lại các triệu chứng về suy giảm trí tuệ, giúp cho não bộ hoạt động trơn tru và ngăn ngừa các triệu chứng về căn bệnh mất trí nhớ.
- Cá hồi: Thịt cá hồi có chứa một hàm lượng Omega – 3 cực cao, nó sẽ giúp cho bạn có thể cải thiện được tình trạng sức khỏe, giúp cho não của bạn có thể làm việc hiệu quả hơn và không bị căng thẳng, mệt mỏi trong suốt cả quá trình làm việc.
- Lòng đỏ trứng gà: trong thành phần của lòng đỏ trứng gà có chứa các chất dinh dưỡng như Acetylchone có tác dụng dẫn truyền thần kinh và duy trí tăng cường khả năng ghi nhớ, giúp cho các tế bào não có thể kết nối và truyền đạt thông tin phản xạ một cách nhanh hơn, tốt hơn.
- Củ cải đường: Đây được cho là một loại thực phẩm giàu các chất chống Oxy hóa cực kỳ tốt cho sức khỏe của con người. Các chất chống Oxy hóa có trong củ cải đường giúp bạn có thể nhanh chóng loại bỏ được các độc tố có trong máu, đồng thời nó còn làm tăng hiệu quả của lưu lượng máu lưu thông bên trong não, đồng thời đó là sự cải thiện tinh thần, giảm đau cực nhanh, cực kỳ hiệu quả!
Tổng kết
Như vậy WASHIMA đã đi vào phân tích cho bạn về PTSD là gì? Các vấn đề có liên quan đến căn bệnh rối loạn hậu sang chấn tâm lý. Hiểu được PTSD bạn sẽ có thể nắm được rõ các biến chuyển và sự có hại của căn bệnh tinh thần này đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Một lần nữa xin được trân thành cảm ơn quý bạn độc giả đã đi vào theo dõi bài viết chia sẻ của cửa hàng ghế massage WASHIMA. Chúc bạn có một ngày làm việc thật hiệu quả và đạt được nhiều thành công nhất trong cuộc sống của mình!