Nhắc tới các huyệt vị quan trọng của cơ thể
Huyệt Đản Trung là gì?
Huyệt Đản Trung là một trong 108 huyệt đạo quan trọng trên cơ thể con người. Huyệt vị này có khả năng hỗ trợ và chữa rất nhiều bệnh bên trong cơ thể đặc biệt là đối với các chứng bệnh liên quan đến tâm can. Chính vì vậy, nếu không cẩn trọng chẳng may bị ca đập vào huyệt đạo này thì sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến tính mạng.
Huyệt Đản Trung còn được gọi với nhiều tên khác như: Đàn Trung, Chiên Trung, Nguyên Nhi, Nguyên Kiến, Hung Tuyến Đường và Thượng Khí Hải. Là huyệt đạo thứ 17 của mạch Nhâm có những kinh Tam Tiêu, Tiểu Trường, Thận và Tý cùng với đó là huyệt Đạo Hội của sinh khí trong cơ thể và huyệt Vị Chiêu Tập của tam bào.
Ý nghĩa tên của huyệt Đản Trung: Trong tiếng Hán “Đản” có nghĩa là chất màu trắng đục, “Trung” có nghĩa là trung tâm của cơ thể hay trung tâm tim mạch. Bên cạnh đó nó nằm ở giữa 2 núm vú và nằm sát với vùng tim mạnh nên được gọi là Đản Trung.
Xác định vị trí huyệt Đản Trung
Huyệt Đản Trung nằm ở vị trí trung tâm phần trên cơ thể chúng ta có thể xác định huyệt Đản Trung đơn giản bằng 3 cách như sau:
- Cách 1: Với tư thế ngồi hoặc nằm ngửa huyệt Đản Trung sẽ nằm trên đường giữa ngực của cơ thể xác định bằng khoảng cách giữa 2 núm vú là điểm phẳng giữa khoang liên sườn thứ tư khí ấn tay vào sẽ có cảm giác đau nhức và sưng tấy.
- Cách 2: Xác định bằng cơ thể trần trước đây không có sự thay đổi về hình dạng vú như: phẫu thuật hay phụ nữ cho con bú thì có thể lấy đầu vú để xác định. Điểm ở giữa nối tiếp 2 đầu vú chính là huyệt Đản Trung.
- Cách 3: Sờ vào xương sườn và tìm khớp xương sườn thứ 5 ở 2 bên trái phải, sau đó tìm góc xương sườn góc này song song với khoảng liên sười thứ 2 và thứ 3 rồi đến khoang liên sườn thứ 4 và thứ 5. Tiếp theo sờ nắn theo cạnh trên của khoang thứ 5 đến xương sườn. Xác định vị trí 2 bên và điểm ở giữa hai bên đó là vị trí huyệt Đản Trung.
Tác dụng của huyệt Đản Trung đối với sức khỏe
Vị trí của huyệt Đản Trung nằm ở trung tâm ngực và là vị trí huyệt gần với tim nhất nên huyệt Đản Trung có rất nhiều tác dụng chữa bệnh đối với cơ thể như: thông ngực, hóa đàm, thanh phế, giáng nghịch… Ngoài ra việc day bấm, xoa bóp huyệt này có tác dụng hỗ trợ điều trị trực tiếp các bệnh dưới đây:
Trị đau tức ngực
Kích thích vào huyệt Đản Trung giúp khai thông tim mạch, giảm chức năng co bóp mạnh của tim và trạng thái dồn máu lên cơ tim. Khi dùng huyệt Đản Trung để trị đau thắt ngực chúng ta không cần xoa bóp mạnh mà có thể sử dụng ngon tay cái ấn mạnh vào huyệt giúp mở lồng ngực, điều hòa khí và điều hòa tim phổi hoạt động nhẹ nhàng.
Khi cơ thể của chúng ta có triệu chứng đau nhức và tức ở vùng ngực hoặc bên trong lồng ngực chính là đấu hiệu cảnh báo của các bệnh liên quan đến tim mạch cực kì nguy hiểm. Đặc biệt bệnh phổ biến nhất của triệu chứng này đó là nhồi máu cơ tim, nếu không được điều trị kịp thời có thể mang đến hệ lụy về sức khỏe sau này hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.
Nếu những cơn đau bất chợt xảy ra ở vùng ngực bạn cũng rất cần lưu ý hãy áp dụng phương pháp bấm huyệt Đản Trung để nhanh chóng là giảm cơn đau đồng thời việc này giúp điều chỉnh lượng máu lưu thông để không gây lực ép vào tim dẫn tới nguy hại cho sức khỏe.
Những cơn đau thường xuyên, kéo dài và tăng mạnh theo cường độ ở vùng ngực, hiện tượng có thể thấy là cơ thể người bệnh toát mồ hôi hột người trở nên tím tái thì không nên áp dụng phương pháp bấm huyệt Đản Trung mà cần phải chuyển bệnh nhân tới ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.
XEM THÊM
- [HUYỆT NỘI ĐÌNH LÀ GÌ?] VỊ TRÍ, TÁC DỤNG VÀ CÁCH BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH
- TẤT TẦN TẬT +108 HUYỆT TRÊN CƠ THỂ CON NGƯỜI HỖ TRỢ CHÂM CỨU TRỊ LIỆU
Hỗ trợ điều trị đau dây thần Kinh liên sườn
Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn thường xảy ra các cơn đau đột ngột khiến cơ thể chúng ta đau đơn khó chịu và khó thở ở vùng ngực. Cơn đau sẽ ngày một tăng dần lên nếu cơ thể chúng ta phản ứng như ho hoặc trước đó đã gặp chấn thương hay do thay đổi thời tiết đột ngột. Triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh liên sườn đến rất nhanh, sẽ có cảm giác như trong mình đang mang một khối u chuẩn bị vỡ khiến cho lồng ngực trở nên đau rát khó chịu.
Bằng việc bấm huyệt Đản Trung sẽ giúp cho cơ thể được phục hồi nhanh chóng giảm ngay những cơn đau. Những người bị bệnh đau dây thần kinh này có thể thực hiện 2 lần 1 ngày với phương pháp bấm huyệt giúp phòng ngừa những cơn đau kéo đến. Tuy không hẳn là phương pháp điều trị bệnh dứt điểm nhưng trong các trường hợp khẩn cấp cách xử lý này là kịp thời và an toàn cho sức khỏe con người.
Cải thiện hệ miễn dịch
Người có sức khỏe bình thường cũng nên thường xuyên bấm huyệt Đản Trung bởi vì nó sẽ giúp tăng cường hệ và cải thiện hệ miễn dịch rất tốt. Lượng bạch cầu ở trong máu được sản sinh nhiều hơn giúp cho việc hoạt động ở các tuyến ức được trơn tru và riêng biệt, từ đó các tế bào này tăng cường sức mạnh bảo vệ cho cơ thể tốt hơn.
Huyệt Đản Trung chạy trực tiếp qua tuyến ức – một bộ phận nằm trong lồng ngực phía sau xương ức. Chính vì vậy mà huyệt Đản Trung tác động trực tiếp lên tuyến ức, trong đó tuyến ức sẽ giữ vai trò biến đổi các tế bào miễn dịch Lympho T từ một tế bào non yếu ớt trở thành một tế bào trưởng thành có chức năng miễn dịch cao cho cơ thể.
Khi ở trong giai đoạn trưởng thanh của mình tế bào miễn dịch Lympho T được biệt hóa thành 3 nhánh chính làm tăng cường miễn dịch cho cơ thể:
- Lympho T trợ giúp: hỗ trợ điều hòa hệ miễn dịch, khiến cho các tế bào miễn dịch sản sinh đúng mức và hoạt động nhịp nhàng theo quy trình.
- Lympho T ức chế: Giúp hỗ trợ khả năng kiểm soát miễn dịch, chống lại các hiện tượng tự miễn của cơ thể.
- Lympho T gây độc: Đảm nhiệm vai trò trực tiếp chống lại các tác nhân gây bệnh liên quan đến nguồn gốc vi sinh vật như: vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng hay ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển.
Giảm căng thẳng mệt mỏi
Trong Y học Cổ truyền từ thời xưa đã áp dụng hiệu quả phương pháp massage bấm huyệt Đản Trung mỗi khi có những triệu chứng liên quan đến đường hô hấp như ho kéo dài, viêm phế quản, tim đập nhanh… việc massage thường xuyên lên huyệt Đản Trung giúp điều tiết lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn giúp con người tránh được các bệnh trong đó có tê nhức xương khớp và chân tay tê bì.
Xoa bóp bấm huyệt Đản Trung thường xuyên giúp giảm căng thẳng mệt mỏi cho cơ thể, tâm trạng được ổn định không bị nóng nảy, trầm cảm hay nôn nao khó chịu trong người.
Chữa hen suyễn hiệu quả
Biểu hiện của chứng bệnh hen suyễn đó chính là làm giảm các cơn đau do tức ngực, khó thở hay đờm họng nhiều. Tiến hành bấm huyệt Đản Trung sẽ giúp triệu chứng của bệnh thuyên giảm từ đó mang lại những hiệu quả tích cực cho bệnh hen suyễn và phòng ngừa một số bệnh lý khác trong cơ thể.
Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt Đản Trung chữa bệnh
Phương pháp bấm huyệt
- Bước 1: Sử dụng 2 ngón tay liên tục xoa tại các huyệt Đản Trung theo chiều dọc đến khi phần lồng ngực của cơ thể cảm nhận được sự nóng lên.
- Bước 2: Với tốc độ nhanh và mạnh khi cảm giác lồng ngực tê tức sẽ di chuyển ngón tay xoa ấn theo chiều kim đồng hồ.
Mỗi lần thực hiện bấm huyệt Đản Trung cần kéo dài ít nhất 5 giây rồi ngừng lại, thực hiện lặp lại các động tác liên tục trong khoảng 2 phút thì kết thúc bài bấm huyệt.
Phương pháp massage
Massage thường xuyên trên vùng ngực và kích thích vào huyệt Đản Trung theo chiều từ trên xuống dưới, mỗi lần thực hiện khoảng 100 đến 200 lần liên tục giúp kích thích tuyến ức có huyệt này đi qua. Từ đó, phòng tránh được rất nhiều các bệnh liên quan như hỗ trợ giảm viêm, ung thư, cải thiện tăng cường sức khỏe và nâng cao tuổi thọ con người.
Phương pháp châm cứu
- Bước 1: Luồn kim châm vào dưới da và hướng lên huyệt Đản Trung để tăng hiệu quả trị bệnh hen suyễn, siên kim ngang sẽ điều trị các bệnh về vú. Chọc kim sâu từ 0,3 – 1,5 cm trong khoảng thời gian từ 10 đến 20 phút tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Bước 2: Trong suốt quá trình châm cứu người thực hiện cần về kim khoảng từ 9 đến 10 lần và lần cuối cùng thì rút kim ra kết thúc quá trình châm cứu.
ĐỌC THÊM
- HUYỆT KIÊN TỈNH LÀ GÌ? VỊ TRÍ VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ
- HUYỆT ĐẠI CHÙY LÀ GÌ? VỊ TRÍ, TÁC ĐỘNG HỖ TRỢ CHÂM CỨU TRỊ LIỆU HIỆU QUẢ
Phối huyệt tăng cường hiệu quả trị liệu
- Trị hơi thở ngắn, thở khó, không muốn nói (Thiên Kim Phương): Phối Hoa Cái (Nh.20).
- Trị ngực đau, tim tê (Tư Sinh Kinh): Phối Thiên Tỉnh (Tam tiêu.10).
- Trị ho suyễn (Tư Sinh Kinh): Phối Hoa Cái (Nh.20) + Thiên Đột (Nh.22).
- Trị ho, ợ hơi (Châm Cứu Đại Thành): Phối Đại Lăng (Tâm bào.5) + Trung Quản (Nh.12).
- Trị phế ung (Châm Cứu Đại Thành): Phối Chi Câu (Tam tiêu.7) + Đại Lăng (Tâm bào.5) + Phế Du (Bàng quang.23).
- Trị ho, hen suyễn (Châm Cứu Đại Thành): Phối Du Phủ + Phế Du + Thiên Đột + Túc Tam Lý.
- Trị thổ huyết (Châm Cứu Đại Thành): Phối Chi Câu (Tam tiêu.7) + Khí Hải (Nh.6) + Nhũ Căn (Vi.18) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36).
- Trị thương hàn mà hông sườn đau (Châm Cứu Đại Thành): Phối Đại Lăng (Tâm bào.7) + Kỳ Môn (C.14) + Lao Cung (Tâm bào.8).
- Trị sữa thiếu (Châm Cứu Đại Thành): Cứu Chiên Trung (Nh.17) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + bổ Thiếu Trạch (Ttr.1).
- Trị sữa ít (Châm Cứu Đại Thành): Phối Nhũ Căn (Vi.18) + Thiếu Trạch (Ttr.1).
- Trị nhũ ung (Châm Cứu Đại Thành): Phối Du Phủ (Th.27) + Đại Lăng (Tâm bào.7) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Ủy Trung (Bàng quang.40).
- Trị mai hạch khí (Châm Cứu Đại Thành): Phối Khí Hải (Nh.6) + Hạ Tam Lý (Vi.36).
- Trị nôn ra đờm dãi (Châm Cứu Đại Toàn): Phối Công Tôn (Ty.3) + Phong Long (Vi.40) + Trung Khôi.
- Trị bướu cổ [ngũ anh] (Loại Kinh Đồ Dực): Phối Du Phủ (Th.27) + Liệt Khuyết (P.7) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khuyết Bồn (Vi.12) + Phù Đột (Đại trường.18) + Thập Tuyên + Thiên Đột (Nh.22) + Thiên Song ((Ttr.16).
- Trị quyết nghịch (Loại Kinh Đồ Dực): Phối Bách Hội (Đốc.20) + Khí Hải (Nh.6) + Nhân Trung (Đốc.26).
- Trị khí nghịch xông lên họng [khổ nghịch] (Y Học Cương Mục): Phối Kỳ Môn (C.14) + Trung Quản (Nh.12).
- Trị suyễn (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học): Phối Liệt Khuyết (P.7) + Phế Du (Bàng quang.13) + Xích Trạch (P.5).
- Trị tuyến vú viêm cấp (Châm Cứu Học Thượng Hải): Phối Nhũ Căn (Vi.18) + Thiếu Trạch (Ttr.1).
- Trị suyễn (Châm Cứu Học Thượng Hải): Phối Định Suyễn + Nội Quan (Tâm bào.6) + Thiên Đột (Nh.22).
- Trị sữa thiếu (Châm Cứu Học Thượng Hải): Phối Nhũ Căn (Vi.18) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Túc Tam Lý (Vi.36).
- Trị tuyến vú viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải): Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khúc Trì (Đại trường.11).
Các điều cần lưu ý khi tác động vào huyệt Đản Trung
Huyệt Trung Đản là là huyệt nằm sát tim nên rất nhạy cảm khi thực hiện bất kì phương pháp tác động đến huyệt cũng cần phải đặc biệt lưu ý đến đác điều dưới đây để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Phần xương ức trên cơ thể rất mềm và dễ tổn thương đặc biệt là ở trẻ em, nên khi châm cứu cần hết sức lưu ý điều chỉnh góc kim sao cho kim không được chạm vào xương và bên trong nội tạng.
- Khi ấn huyệt bằng ngón tay cái cần ấn từ trên xuống và tuyệt đối không được thực hiện theo chiều ngược lại.
- Tất cả các phương pháp tác động lên huyệt Đản Trung cần phải thực hiện theo tuần tự từng bước.
- Nếu sau khi thực hiện các triệu chứng bệnh không thuyên giảm mà lại có cảm giác đau mỏi toàn thân thì cần thay đổi người bấm huyệt bởi chuyên môn sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
- Phụ nữ mang bầu không nên thực hiện phương pháp tác động vào huyệt Đản Trung bởi có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.
- Không thực hiện tác động lên huyệt đối với những người sử dụng các chất kích thích.
Ghế massage hỗ trợ tác động vào huyệt Đản Trung
Ghế massage Washima được tích hợp công nghệ tiên tiến với dây chuyền sản xuất ghế massage công nghệ Nhật Bản hàng đầu tại Việt Nam. Các chức năng được tích hợp trong dòng ghế massage cao cấp của Washima có thể kể đến như công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, chức năng cảm biến nhiệt hồng ngoại, hệ thống con lăn 4D/5D hỗ trợ bấm huyệt cực hiệu quả cùng với đó là chức năng cảm biến quét toàn bộ cơ thể và tự động dò tìm huyệt đạo chính xác giúp cho việc tác động huyệt Đản Trung trở nên dễ dàng hơn.
Ghế massage là một thiết bị chăm sóc sức khỏe hỗ trợ bấm huyệt cực kì tốt. Với công nghệ hiện đại giúp massage và đấm bóp toàn cơ thể được rất nhiều người ưa thích sử dụng thay cho liệu pháp massage bấm huyệt truyền thống.
Massage vào huyệt Đản Trung giúp hỗ trợ quá trình lưu thông máu được diễn ra một cách hiệu quả và diều trị được nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu bạn không có nhiều thời gian chăm sóc sức khỏe cho cơ thể thì có thể tham khảo ngay các dòng ghế massage bấm huyệt chuyên sâu của Washima.
Tổng kết
Bài viết trên đây Washima chia sẻ với bạn là những thông tin cơ bản nhất của huyệt Đản Trung, với các chức năng của huyệt và những lưu ý trước khi tác động lên huyệt. Hi vọng rằng bạn có thể áp dụng được những kiến thức này vào thực tế và có thể lựa chọn cho mình được phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.
Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài chia sẻ từ WASHIMA, chúc bạn có một ngày tốt lành và tràn đầy năng lượng!